Chia sẻ với PV VietNamNet, đại diện một doanh nghiệp tham dự cuộc họp cho biết, lãnh đạo UBND TP.HCM chỉ ghi nhận thông tin về các vấn đề ách tắc của 7 dự án. Dự kiến trong tuần tới TP sẽ đưa ra hướng xử lý tiếp theo.
Theo tìm hiểu, 7 dự án nhà ở đang được UBND TP.HCM ưu tiên xử lý đang gặp những vướng mắc thủ tục pháp lý như sau:
1. Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp đường Bến Nghé, P.Tân Thuận Đông, Q.7
Tên thương mại là Shizen Home, dự án này do Công ty TNHH Gotec Việt Nam (Gotec Land) làm chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành các thủ tục như: Quyết định chấp thuận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng…, chủ đầu tư dự án đã xây dựng xong phần móng, hầm và tầng 1.
Năm 2022, Gotec Land đã 3 lần gửi hồ sơ đề nghị Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Cả 3 lần Gotec Land đều bị trả hồ sơ vì lý do cần rà soát quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án.
2. Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú
Đây là dự án do Công ty CP Đầu tư bất động sản Tân Thắng (Công ty Tân Thắng, thuộc sở hữu của Gamuda Land) làm chủ đầu tư, tên thương mại là Celadon City.
Vướng mắc tại dự án này là số tiền 514 tỷ đồng mà chủ đầu tư đã ứng trước để giải phóng mặt bằng cho 34,6ha đất giao thông, cây xanh, mặt nước tại dự án.
Thanh tra Chính phủ cho rằng UBND TP.HCM khấu trừ số tiền này vào tiền sử dụng đất không đúng quy định. Hệ quả là chủ đầu tư không được cấp giấy phép xây dựng, không được chuyển nhượng dự án và cư dân không được cấp sổ hồng. Khi bị cưỡng chế thuế, Gamuada Land đã nộp 93 tỷ đồng.
Qua các bước thủ tục, Bộ TN&MT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không thu hồi 514 tỷ đồng. Sau đó, Bộ TN&MT được giao phối hợp cùng Bộ Tài chính hướng dẫn UBND TP.HCM thực hiện.
Từ chỉ đạo của Bộ TN&MT, UBND TP.HCM đã giao các sở, ngành liên quan xem xét, báo cáo trong tháng 1/2022. Tuy nhiên, đến vẫn chưa có kết quả.
3. Chung cư Cửu Long, số 1 đường Tôn Thất Thuyết, P.1, Q.4
Có tên thương mại là De la Sol, dự án này ban đầu của Công ty CP Đầu tư sản xuất kinh doanh Sài Gòn Cửu Long. Được chấp thuận đầu tư năm 2017, dự án có diện tích đất 1,4ha, quy mô 870 căn hộ.
Công ty CP Đầu tư kinh doanh bất động sản Việt Hưng Phú đã nhận chuyển nhượng dự án này. Sau khi mua lại 100% cổ phần của Việt Hưng Phú, Capitaland chính thức sở hữu dự án này.
Dự án đang được rà soát để xác định vướng mắc (nếu có) liên quan đến việc cổ phần hóa doanh nghiệp trước đây.
4. Khu phức hợp Sóng Việt, lô 1-17, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức
Đây là dự án của Công ty CP Quốc Lộc Phát, tên thương mại là The Metropole Thủ Thiêm. Quy mô khoảng 7,6ha, chủ đầu tư được UBND TP.HCM giao dự án năm 2017.
Năm 2019, Thanh tra Chính phủ kết luận UBND TP.HCM chỉ định nhà đầu tư tại dự án này nhưng không đấu giá quyền sử dụng đất, tính và thu tiền sử dụng đất. Một số lô đất có tiền sử dụng đất là 26 triệu đồng/m2 là không đúng quy định.
Do đó, cần xác định lại giá đất để truy thu, tránh thất thoát. Hiện các cơ quan chức năng TP.HCM vẫn chưa thống nhất hướng giải quyết đối với dự án này.
5. Khu nhà ở Thiên Lý, P.Phước Long B, TP.Thủ Đức
Đây là dự án do Công ty TNHH Xây dựng – dịch vụ An Thiên Lý làm chủ đầu tư, quy mô 17,4ha. Chủ đầu tư được giao đất từ năm 2007, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 vào năm 2009.
Đến năm 2016, 4,2ha thuộc dự án này được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500. Đến nay, vẫn còn vướng mắc về thủ tục pháp lý khiến cho chủ đầu tư chưa thể hoàn thiện dự án.
6. Dự án 30,2ha P.Bình Khánh, TP.Thủ Đức
Tên thương mại là The Water Bay, dự án này do Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 (Công ty Thế kỷ 21) làm chủ đầu tư. Cuối năm 2020, UBND TP.HCM ra quyết định huỷ chủ trương chuyển đổi 30.2ha P.Bình Khánh từ dự án nhà ở tái định cư sang nhà ở thương mại. Đồng thời, chấm dứt giao khu đất này cho Công ty Thế kỷ 21.
Sau đó, Công ty Thế kỷ 21 đề nghị UBND TP.HCM xem xét, chấp thuận cho công ty được tiếp tục triển khai dự án nhà ở thương mại do khu đất có nguồn gốc do công ty tự bồi thường giải phóng mặt bằng. Đến nay vẫn chưa có ý kiến xử lý từ UBND TP.HCM.
Được biết, dự án The Water Bay hiện đã đầu tư xong giai đoạn 1 với 506 căn hộ tái định cư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật toàn khu.
7. Chung cư Cô Giang, P.Cô Giang, Q.1
Đây là dự án xây mới chung cư đã xuống cấp do Công ty CP Phát triển Đất Việt làm chủ đầu tư, tên thương mại là Grand Manhattan. Giai đoạn 1 của dự án là chung cư tái định cư và công trình công cộng. Giai đoạn 2 là khu căn hộ và trung tâm thương mại.
Khu tái định cư đã hoàn tất xây dựng, bàn giao 388 căn hộ cho người dân vào năm 2022. Khu căn hộ thuộc giai đoạn 2 đang triển khai thì gặp vướng mắc ở thủ tục chứng nhận đầu tư và tiền sử dụng đất.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch bất động sản trên thị trường giảm mạnh. Tuy vậy, ở một số khu vực tại TP.HCM, giá bán căn hộ vẫn tăng.
" alt=""/>Thông tin mới về cuộc họp UBND TP.HCM và chủ đầu tư 7 dự án nhà ởVinFast đã tuyên bố dừng sản xuất xe xăng để chuyển hướng hoàn toàn sang xe điện. Mẫu xe điện phổ thông đầu tiên của hãng là VF e34 đã đến tay khách hàng và được nhiều người tiêu dùng ở thị trường Việt Nam đón nhận trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về nguồn cùng linh kiện. Hãng xe cũng giới thiệu nhiều mẫu xe thuần điện khác là VF7, VF8, VF9…ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
VinFast đang xây dựng hạ tầng trạm sạc cho xe điện. Ảnh: Vnmedia |
Sự chuyển dịch mạnh mẽ này của VinFast cũng thúc đẩy và đưa xe điện trở thành phân khúc được quan tâm, khi nhiều người dùng dã tìm hiểu thông tin hay thái độ tiêu dùng với loại phương tiện mới.
Năm 2022 đánh dấu nhiều bước thay đổi của thị trường xe điện. Nhiều hãng xe lớn tại Việt Nam đã hiện thực hóa kế hoạch bằng việc đưa về những mẫu xe điện về thị trường Việt Nam. Thaco đã giới thiệu mẫu xe điện Kia EV6 vào năm ngoái và dự kiến đến tay khách hàng vào khoảng giữa năm nay.
Hyundai cũng tham gia vào thị trường xe điện tại Việt Nam với chiếc IONIQ 5 vừa ra mắt vào cuối tháng 4 vừa qua. Dù chưa tiết lộ kế hoạch phân phối sản phẩm mà chỉ đưa về để thăm dò phản ứng thị trường. nhưng với IONIQ 5, Hyundai và nhà phân phối tỏ rõ tham vọng với thị trường xe điện Việt Nam.
Trong khi đó, dù chưa đưa một mẫu xe điện nào về thị trường Việt Nam nhưng Toyota cho thấy không nằm ngoài xu hướng, khi tập trung vào các mẫu xe Hybrid. Hiện, hãng đã bán nhiều mẫu xe lai ở thị trường Việt như Toyota Corolla Cross, Camry hay Altis để người dùng dễ tiếp cận hơn với khái niệm xe xanh.
Ở phân khúc xe sang, Porsche đã đưa mẫu xe thuần điện Taycan về thị trường Việt Nam từ khá sớm. Hãng xe Đức cũng đã đầu tư xây dựng trạm sạc ở TP.HCM và Hà Nội để phục vụ khách hàng của mình. Audi cũng đã giới thiệu mẫu xe điện E-tron GT.
Dù khá muộn, nhưng Mercedes-Benz cũng có kế hoạch trình làng mẫu sedan chạy điện EQS chạy điện vào tháng 10 tới. Ngoài ra, các mẫu xe khác như EQE và EQB cũng có thể sớm được hãng xe Đức mang về thị trường trong nước để đón đầu xu thế.
Đòn bẩy chính sách
Để đón đầu được làn sóng xe điện đang phát triển trên thế giới cũng như khu vực, Chính phủ đã có những chính sách mạnh tay hơn để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và người dùng chuyển sang các dòng xe điện.
Nghị định quy định về lệ phí trước bạ, trong đó, các loại ô tô điện chạy pin được miễn lệ phí trước bạ trong vòng 3 năm kể từ ngày 1/3/2022. Trong 2 năm tiếp theo, nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi. Chính sách mới thu hút được sự quan tâm của nhóm người dùng ở thị trường Việt Nam đang có ý định sở hữu ô tô điện.
Ô tô điện sẽ là xu hướng phương tiện trong các năm tới. Ảnh minh họa: Internet |
Trước đó, Quốc hội cũng đã đồng thuận với việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xe ô tô điện với mục tiêu khuyến khích đầu tư sản xuất, kịp thời nắm bắt cơ hội để phát triển xe ô tô điện chạy pin, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khí thải phương tiện giao thông.
Đây được xem là đòn bẩy quan trọng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho thị trường xe điện đang "chớm nở" ở Việt Nam khi khuyến khích cả người tiêu dùng trong nước và các nhà sản xuất. Các chính sách được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy, giúp thị trường có thể đón đầu xu thế chung của ngành công nghiệp ô tô, khi ngành ô tô điện chạy pin của Việt Nam và các quốc gia ASEAN có xuất phát điểm gần như tương tự nhau.
Dẫu chưa thực sự hấp dẫn so với một số quốc gia trong khu vực, nhưng việc triển khai chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư sớm hơn các nước trong khu vực sẽ tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam sản xuất xe ô tô điện chạy pin sử dụng trong nước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, các chính sách chỉ là giải pháp trong ngắn hạn bởi không thể tạo ra thị trường ô tô điện bền vững. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, các Chính phủ nên tập trung hơn vào việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho ô tô điện như trạm sạc xe, hay hỗ trợ xây dựng các nhà máy sản xuất pin để có thể giảm giá thành xe điện.
Hoàng Nam
Lithium không phải kim loại quý hiếm; nhà sản xuất xe điện phải “chạy đông chạy tây” tìm nguồn cung cấp trong khi các nhà khai thác đều muốn tăng mạnh khai thác. Một cuộc khủng hoảng lithium cực lớn vẫn đang diễn ra và sẽ không sớm kết thúc.
" alt=""/>Thị trường xe điện Việt Nam chớm nởVinFast, Kia, Hyundai hé lộ kế hoạch tham vọngĐể hiểu tại sao hộp số vô cấp lại bị nhiều người không thích đến vậy, chúng ta phải hiểu hộp số CVT khác với hộp số tự động truyền thống như thế nào. Trong hộp số tự động truyền thống, áp suất thủy lực được sử dụng để kích hoạt việc chuyển số thông qua các bánh răng, còn hộp số CVT hoàn toàn không có bánh răng nào.
Hầu hết các hộp số CVT đều sử dụng hai puly hình nón (chủ động và bị động) nối với nhau bằng dây đai để truyền lực từ động cơ tới các bánh xe. Khi vị trí các puly thay đổi cũng là lúc tỷ số truyền thay đổi.
Điều này nghe có vẻ giống như một khái niệm đơn giản và thực tế hộp số vô cấp CVT đã xuất hiện từ buổi bình minh của ngành công nghiệp ô tô. Năm 1886, Benz Patent Motorwagen là mẫu xe đầu tiên trên thế giới được áp dụng loại hộp số CVT với dây đai và ròng rọc ở dạng thô sơ.
Nhưng phải đến năm 1958, mẫu xe đô thị DAF 600 được trang bị hộp số CVT thô sơ được tích hợp vào trục sau có tên gọi "Variomatic" mới tạo tiếng vang lớn ở châu Âu nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội và kích thước nhỏ gọn. Nhưng vì xe không có số P nên đã bị cấm bán tại Mỹ.
Năm 1989, Subaru giới thiệu mẫu Justy với hộp số CVT hiện đại có sự xuất hiện của số P một lần nữa mở ra cơ hội cho hộp số này. Từ đầu những năm 2000 đến nay, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đều cho ra đời thêm nhiều mẫu xe sử dụng hộp số vô cấp CVT hơn.
Có 2 lý do các nhà sản xuất ô tô này yêu thích hộp số CVT, đặc biệt là trên những mẫu xe phổ thông. Thứ nhất, hộp số CVT có ít bộ phận chuyển động hơn so với hộp số tự động truyền thống giúp cho chi phí sản xuất rẻ hơn.
Thứ hai, hộp số CVT giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn nhờ tỷ số truyền thay đổi vô hạn và liên tục nên hộp số CVT luôn giữ cho động cơ ở dải vòng tua máy hiệu quả nhất. Trong khi các hộp số CVT đời đầu mất đi một số hiệu suất này do ma sát và nhiệt cao thì các hộp số CVT hiện đại lại tiên tiến hơn nhiều.
Mặc dù đạt hiệu quả hơn về mặt kỹ thuật, nhưng nhược điểm của hộp số CVT là tạo ra tiếng ồn lớn và loại bỏ một số cảm giác về tốc độ do việc chuyển số gây ra. Về mặt chủ quan, điều này cũng làm cho trải nghiệm lái xe trở nên thiếu đi sự thú vị và cảm giác hứng khởi.
Để cải thiện điều này, một số nhà sản xuất ô tô đã giả lập các cấp số ảo để tạo ra các "điểm chuyển số" cho hộp số vô cấp CVT nhằm mô phỏng quá trình thay đổi các bánh răng của hộp số truyền thống.
Bên cạnh đó, họ cũng không ngừng cải tiến hộp số CVT bằng cách can thiệp vào một khâu nào đó trong cơ chế hoạt động của loại hộp số này thông qua các biến thể khác nhau như iVT, Dual CVT hay Direct Shift CVT
Với chiến lược này, các nhà sản xuất ô tô vẫn được hưởng lợi từ hộp số CVT về khả năng thay đổi tỷ số truyền nhanh chóng và giảm chi phí chế tạo mà vẫn có thể đem đến niềm vui cho những người đam mê lái xe.
Tuy nhiên, bất chấp điều đó, ở góc độ người dùng, họ vẫn chưa cảm thấy thực sự thuyết phục, bởi không chỉ có nhược điểm về sự ồn ào khó chịu, thiếu cảm giác lái thú vị, hộp số CVT vẫn còn bị giới hạn ở mô-men xoắn. Lý giải tại sao hộp số này thường chỉ xuất hiện ở những mẫu xe có động cơ dung tích nhỏ và hiếm khi được lắp trên những mẫu xe hiệu suất cao.
Ngoài ra, nhiều người cũng lo ngại về độ tin cậy và tuổi thọ của hộp số CVT. Cuối cùng là dù chi phí chế tạo hộp số CVT rẻ hơn hộp số tự động truyền thống nhưng khi bị hỏng, chi phí sửa chữa lại tốn kém và thường rất đắt đỏ.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cùng là hộp số vô cấp nhưng iVT, D-CVT và Direct Shift CVT có gì khác biệt?Hộp số vô cấp đang ngày càng phổ biến trên những dòng xe phổ thông sử dụng động cơ dung tích nhỏ và kéo theo đó là sự xuất hiện nhiều biến thể của hộp số CVT này." alt=""/>Lý do nhiều người không thích xe có hộp số vô cấp CVT